Đối với developer, việc lựa chọn một dự án phù hợp để tham gia nên được coi là một quyết định rất quan trọng bởi khi chọn một dự án phù hợp, đúng đắn thì cũng chính là bạn đang đặt nền móng cho con đường phát triển sự nghiệp dài hạn.
Tuỳ vào từng giai đoạn trong sự nghiệp mà việc chọn dự án sẽ đóng vai trò khác nhau. Đối với fresher và junior, dự án đầu tiên có thể là nền tảng để xây dựng các kỹ năng cơ bản và định hình lộ trình sự nghiệp. Đối với các bạn senior, một dự án phù hợp có thể là cơ hội để phát triển khả năng lãnh đạo và tạo ra ảnh hưởng lớn hơn. Cho dù là vị trí nào, việc chọn đúng dự án sẽ luôn mang lại thêm nhiều cơ hội mới cho bạn.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chọn dự án phù hợp với từng giai đoạn sự nghiệp, đồng thời minh họa cách mà các dự án tại ZIGEXN Ventura hỗ trợ nhân viên phát triển toàn diện.
Tại Sao Việc Chọn Dự Án Lại Quan Trọng?
Khi cá nhân tham gia vào một dự án, họ không chỉ đơn giản hoàn thành công việc. Thực tế, họ đang tham gia vào một môi trường để học hỏi, phát triển và xây dựng sự nghiệp dài hạn. Vậy nên, những giá trị mà dự án mang lại có thể tác động lớn đến kỹ năng, tư duy, và tầm nhìn của bạn.
-
Phát Triển Kỹ Năng:
Mỗi dự án đều đặt ra những yêu cầu cụ thể, từ việc xử lý dữ liệu lớn, xây dựng giao diện người dùng, đến tối ưu hóa hệ thống backend. Đây là cơ hội để bạn phát triển không chỉ kỹ năng chuyên môn mà còn bao gồm các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, làm việc nhóm, và giải quyết vấn đề thực tế.
-
Xây Dựng Mối Quan Hệ:
Khi tham gia dự án, bạn không chỉ làm việc với các thành viên trong nhóm mà còn có cơ hội kết nối với các phòng ban khác và thậm chí là khách hàng. Cho dù vị trí của bạn không cần giao tiếp nhiều, bạn cũng sẽ luôn có cơ hội học hỏi từ cách đồng nghiệp làm việc, giao tiếp. Những mối quan hệ này, kinh nghiệm này không chỉ giúp bạn học hỏi mà còn giúp bạn tạo ra những cơ hội hợp tác trong tương lai.
-
Mở Mang Tầm Nhìn:
Một dự án với sự đa dạng về công nghệ và lĩnh vực sẽ giúp bạn khám phá những góc nhìn mới, từ đó phát hiện ra sở thích hoặc định hướng mới trong sự nghiệp. Việc tiếp xúc với những thách thức chưa từng gặp phải cũng thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy chiến lược cao hơn rất nhiều.
Yếu Tố Quan Trọng Khi Chọn Dự Án
1. Công Nghệ Được Sử Dụng
Dự án có sử dụng công nghệ hiện đại hoặc có giá trị trong thị trường không? Việc tham gia một dự án sử dụng công nghệ mới sẽ giúp bạn nắm bắt xu hướng, tăng sức cạnh tranh trong tương lai.
2. Mục Tiêu Và Phạm Vi Dự Án
Dự án có phù hợp với mục tiêu cá nhân của bạn không? Một dự án có phạm vi rõ ràng và hướng tới các mục tiêu dài hạn thường sẽ mang lại nhiều giá trị hơn.
3. Đội Ngũ Tham Gia
Bạn có cơ hội học hỏi từ những người có kinh nghiệm không? Làm việc với đội ngũ giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn phát triển rất nhanh.
4. Tính Thách Thức
Dự án có yêu cầu giải quyết các vấn đề phức tạp không? Những thử thách này sẽ là cơ hội để bạn vượt qua giới hạn bản thân và phát triển khả năng sáng tạo.
5. Khả Năng Mở Rộng
Dự án có tiềm năng để mở rộng hoặc ảnh hưởng lâu dài không? Những dự án có tầm nhìn chiến lược sẽ tạo ra giá trị lớn hơn.
Lưu ý
Mặc dụ 5 yếu tố trên là những điều quan trọng nên được cân nhắc khi chọn dự án, có một thực tế rằng không phải dự án nào cũng đáp ứng được 5 yếu tố này. Khi đó, bạn sẽ cần tự hỏi bản thân mình rằng đối với bạn, tiêu chí nào là quan trọng nhất? Việc này dựa vào chính trải nghiệm, kinh nghiệm và nhu cầu của bạn.
Nếu dự án không sử dụng công nghệ hiện đại nhưng có nhiều thử thách, đội ngũ tham gia có năng lực cao, khách hàng khó tính nhưng cũng giúp thúc đẩy chất lượng. Liệu đây có phải dự án mà bạn mong muốn? Hoặc nếu dự án có lượng công việc cao nhưng đổi lại bạn có thể học hỏi rất nhiều trong thời gian đầu của sự nghiệp, liệu bạn có muốn đánh đổi để đạt được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm không?
Khác Biệt Với Từng Cấp Bậc
Fresher và Junior
- Tập trung vào học hỏi: Đây là giai đoạn xây dựng nền tảng nên bạn có thể chọn các dự án đa dạng. Những dự án này có thể giúp bạn làm quen với nhiều khía cạnh từ frontend, backend đến hạ tầng.
- Xây dựng kỹ năng cơ bản: Làm quen với quy trình làm việc thực tế, học hỏi từ đồng nghiệp và tìm hiểu các công nghệ được sử dụng trong dự án.
- Đón nhận thử thách: Trong giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp, có rất nhiều thử thách dễ khiến bạn nản lòng. Tuy nhiên, thay vì chùn bước, bạn có thể học hỏi thêm từ đồng nghiệp, đừng ngại tham gia những nhiệm vụ khó để thử sức và nâng cao khả năng của mình.
Senior
- Phát triển vai trò lãnh đạo: Tìm kiếm các dự án lớn, nơi bạn có thể quản lý đội nhóm hoặc chịu trách nhiệm cho các phần quan trọng. Nếu cảm thấy khả năng chưa đủ hay chưa có cơ hội, bạn có thể đề cập vấn đề thẳng thắn với leader/manager về mong muốn được phát triển thêm của bạn.
- Tạo kết quả tốt: Phát triển không có nghĩa phải dốc sức lựa chọn những dự án có giá trị lớn. Nếu bạn được tham gia vào một dự án lớn, có sức ảnh hưởng cao, tất nhiên đó là một bệ phóng giúp bạn phát triển rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ tham gia vào một dự án nhỏ hơn, bạn vẫn luôn có thể phát triển hơn bằng cách mang lại giá trị lớn hơn cho dự án như tối ưu hoá hệ thống hay đưa ra những giải pháp mới.
- Định hướng sự nghiệp: Tập trung vào những dự án phù hợp với mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như chuẩn bị cho vai trò quản lý cấp cao, phát triển chuyên sâu trong một lĩnh vực, chuyên môn nào đó.
Case Study: ZIGEXN Ventura
Tại ZIGEXN Ventura, các dự án không chỉ là nơi để hoàn thành công việc mà còn là môi trường học hỏi và phát triển dài hạn. Dự án tại đây được thiết kế để phù hợp với từng cấp độ sự nghiệp, giúp nhân viên phát huy tối đa tiềm năng của mình. Một số ví dụ nổi bật bao gồm:
- Dành cho Fresher và Junior: Các bạn mới tham gia có cơ hội làm việc trên các dự án mang tính học hỏi cao, từ phát triển frontend, backend cho đến cơ sở hạ tầng. Một ví dụ điển hình là dự án quản lý tuyển dụng, nơi các bạn được tiếp xúc với công nghệ micro-services, quản lý dữ liệu lớn, và quy trình tối ưu hóa hiệu suất. Các bạn không chỉ học được cách vận hành dự án thực tế mà còn được trải nghiệm cách giải quyết các vấn đề phức tạp dưới sự hướng dẫn của các thành viên khác.
- Dành cho Senior: Các dự án phức tạp như tái cấu trúc hệ thống cũ, xây dựng lại từ nền tảng hoặc tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng là cơ hội để các bạn senior phát triển chuyên môn sâu và kỹ năng lãnh đạo. Một ví dụ đáng chú ý là dự án tái thiết kế toàn bộ hệ thống cũ sang kiến trúc hiện đại, nơi các bạn có thể dẫn dắt đội nhóm, đưa ra quyết định chiến lược và giải quyết các vấn đề có tác động lớn. Những dự án này không chỉ giúp mở rộng khả năng chuyên môn mà còn định hình phong cách lãnh đạo, chuẩn bị cho các vai trò cao hơn trong sự nghiệp.
Lời Khuyên Cụ Thể
Dự án không chỉ là nơi làm việc mà còn là một phần quan trọng trong hành trình phát triển sự nghiệp. Để tận dụng tối đa giá trị của các dự án, bạn cần có chiến lược rõ ràng. Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể để bạn chọn lựa và phát triển qua các dự án của mình:
-
Đặt Câu Hỏi Trước Khi Tham Gia Dự Án
Trước khi bắt đầu bất kỳ dự án nào, hãy tự hỏi:
- Dự án này sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng gì? Hãy cân nhắc liệu dự án có giúp bạn cải thiện các kỹ năng cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp của mình, chẳng hạn như học công nghệ mới, nâng cao kỹ năng quản lý, hay giải quyết các bài toán phức tạp.
- Nó có phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn không? Một dự án lý tưởng không chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà còn đóng góp vào lộ trình dài hạn, ví dụ như giúp bạn chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo hoặc chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể.
-
Chủ Động Học Hỏi
- Tham gia vào các khía cạnh của dự án: Đừng chỉ giới hạn bản thân ở nhiệm vụ được giao. Bạn nên tìm hiểu toàn bộ quy trình từ lập trình, thiết kế hệ thống, đến quản lý dự án để có cái nhìn toàn diện hơn.
- Học hỏi từ đồng nghiệp: Mỗi người trong đội nhóm đều mang đến những kinh nghiệm và góc nhìn khác nhau. Chủ động đặt câu hỏi và thảo luận sẽ giúp bạn nhanh chóng nâng cao kiến thức và phát triển kĩ năng của bản thân.
- Tận dụng cơ hội: Khi có cơ hội tham gia vào một nhiệm vụ hoặc lĩnh vực mới, bạn không nên ngần ngại hay chần chừ. Bởi mỗi cơ hội mới sẽ luôn mang thêm cho bạn nhiều kiến thức và kinh nghiệm, cũng như mở ra thêm nhiều cơ hội khác trong tương lai.
-
Thường Xuyên Đánh Giá Lại
- Dự án hiện tại có đáp ứng được kỳ vọng của bạn không? Đừng ngần ngại kiểm tra xem liệu những kỹ năng bạn kỳ vọng học được có thực sự được cải thiện hay không. Nếu không, hãy trao đổi với quản lý hoặc tìm kiếm cách để tối ưu hóa vai trò của bạn trong dự án.
- Có khía cạnh nào của dự án mà bạn muốn tham gia nhiều hơn không? Sau khi cân nhắc, bạn có thể đề cập vấn đề này với team lead của mình. Nếu bạn chia sẻ rõ ràng mục tiêu, mong muốn thì chắc chắn team lead sẽ luôn cân nhắc đề xuất của bạn và thậm chí, tạo thêm nhiều cơ hội cho bạn phát triển.
- Có nên tìm kiếm một dự án mới để tiếp tục phát triển không? Đôi khi, việc thay đổi là cần thiết để đạt được bước tiến lớn hơn. Nếu bạn cảm thấy có những cơ hội phù hợp hơn với bản thân thì bạn nên chủ động đánh giá và sẵn sàng thay đổi khi cần.
Kết Luận
Việc chọn đúng dự án không chỉ là bước tiến trong sự nghiệp mà còn là khoản đầu tư cho tương lai của bạn. Tại ZIGEXN Ventura, mỗi dự án được thiết kế để tạo môi trường học hỏi và phát triển cho nhân viên ở mọi cấp độ, từ fresher đến senior. Khi bạn tìm hiểu kĩ càng và đặt ra những câu hỏi, mục tiêu đúng đắn ngay từ đầu, mỗi dự án sẽ trở thành bệ phóng vững chắc giúp bạn vươn xa hơn trong sự nghiệp.